5 cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật Bản
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Nếu bạn đang thực sự quan tâm về vấn đề này, thì nên tham khảo 5 cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật Bản để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tốt hơn.
Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ
Đột quỵ (tai biến) là khi máu cung cấp cho tế bào não bị gián đoạn, tế bào não không nhận được oxy và dinh dưỡng sẽ chết đi sau vài phút, gây ra nhiều hệ lụy về rối loạn ngôn ngữ, vận động,... Nguyên nhân đột quỵ được chia thành 2 loại: đột quỵ do thiếu máu lên não và đột quỵ do xuất huyết (vỡ mạch máu).
● Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính (chiếm hơn 80%) gây ra đột quỵ hiện nay. Thiếu máu lên não có thể do các mảng xơ vữa động mạch khiến mạch máu khó lưu thông.
-Do sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
-Do huyết áp quá thấp, hoặc thiếu máu nghiêm trọng
-Có thể do một số bất thường ở động mạch, mạch máu
● Xuất huyết não cũng là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Nguyên nhân có thể do huyết áp cao, làm vỡ mạch máu
Một số nguyên nhân khác có thể do rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông máu, hoặc một số bất thường như phình mạch máu, dị dạng tĩnh mạch,..
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ
- Người lớn tuổi: Đối tượng này thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn do có bệnh nền và chức năng tim, mạch máu suy giảm. Tuy nhiên, hiện nay, độ tuổi bị đột quỵ đang dần trẻ hóa.
- Người bị tiểu đường: mạch máu rất kém bền vững và có nhiều mảng xơ vữa, nguy cơ gây đột quỵ
- Người có bệnh lý về tim sẵn như: Bệnh suy tim, bệnh động mạch vành,...
- Người hút thuốc lá và uống rượu bia: Khiến cho mạch máu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ đột quỵ
- Người bị cao huyết áp: Tăng huyết áp khiến cho mạch máu bị căng thẳng, nguy cơ vỡ mạch máu cao hơn so với người có huyết áp bình ổn.
- Người có tiền sử đột quỵ: Nguy cơ tái phát đột quỵ từ người từng bị trước đó sẽ cao hơn, đặc biệt ở đối tượng người lớn
- Người có gia đình bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn, vì lối sống và dinh dưỡng có thể có nhiều nét tương đồng
- Người béo phì và ít vận động: Vì thường dễ hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa, hư hại mạch máu
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ
5 cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật Bản
Người Nhật chú trọng chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ từ rất sớm. Chính vì vậy, nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ người bị đột quỵ và tử vong do đột quỵ ở nước này giảm mạnh. Chúng ta có thể tham khảo các cách mà người Nhật áp dụng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa đột quỵ nhé!
1/ Chế độ ăn uống lành mạnh
Người Nhật có chế độ ăn uống với nhiều cá, rau, rong tảo biển. Đây được xem là những thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
● Ăn nhiều cá: Nhật Bản được bao quanh là biển, vì vậy, từ xa xưa, người Nhật đã rất chuộng ăn cá. Cá không chỉ cung cấp nguồn protein (chất đạm) dồi dào, mà còn bổ sung một lượng omega 3 tốt cho sức khỏe. Omega 3 có khả năng chống viêm và tăng cường lưu thông máu, chống lại sự hình thành cục máu đông, giảm thiểu cholesterol xấu và ổn định huyết áp.
Ăn cá thường xuyên có thể giúp tim khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ rất hiệu quả.
Bữa ăn thường ngày của người Nhật thường nhiều cá và thực vật rau củ
● Rau củ, rong biển: Cung cấp chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, chất xơ cũng góp phần làm giảm cholesterol xấu, giúp thành mạch khỏe mạnh, giảm sự hấp thu chất béo và tích tụ mô mỡ trong thành mạch. Từ đó, lưu thông máu tốt hơn, phòng ngừa đột quỵ.
● Hạn chế muối: Người Nhật thường không thích chế biến các món ăn một cách cầu kỳ. Họ tối giản hóa bằng cách hấp luộc hoặc ăn tươi, đồng thời giảm thiểu muối. Tiêu thụ muối quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, nguyên nhân chính gây đột quỵ.
● Dùng trà xanh: Thói quen thưởng thức trà xanh và các loại trà thảo mộc ở Nhật vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh, và có tác dụng rất tốt để loại bỏ chất béo, giảm mỡ máu và cholesterol.
2/ Tập thể dục, vận động thường xuyên
Người Nhật rất chú trọng vận động mỗi ngày. Họ thường dành thời gian đi bộ đến công sở, hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao, dưỡng sinh,.. ở ngoài trời. Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó có hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ cải thiện tuần hoàn máu, và duy trì mạch máu khỏe mạnh. Tập thể dục cân bằng đường huyết, ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe chung.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim mạch so với người ít vận động.
Vận động hợp lý giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa cục máu đông
3/ Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ. Việc kiểm soát căng thẳng là vô cùng cần thiết.
Tại Nhật, nhiều người thư giãn bằng cách hát karaoke, hoặc những hoạt động nhẹ nhàng như ngâm mình trong nước nóng, thực hành thiền,... giúp họ giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi hàng ngày.
4/ Hạn chế thuốc lá và rượu bia
Tại Nhật, hút thuốc lá bị cấm ở rất nhiều nơi công cộng, và việc xử phạt người vi phạm cũng khắt khe hơn nhiều so với nước ta.
Bên cạnh đó, vấn đề hút thuốc lá được đưa vào chương trình giáo dục từ sớm, nâng cao nhận thức và ý thức nâng cao sức khỏe, tránh xa thuốc lá.
Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn gây tổn thương mạch máu, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Rượu tại Nhật cũng được hạn chế, và rượu sake truyền thống thường có nồng độ thấp, nên ít gây tổn hại đến sức khỏe nếu dùng với liều lượng nhỏ.
Hút thuốc lá nơi công cộng tại Nhật Bản được xử lý rất nghiêm
5/ Dùng thực phẩm hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Nhật Bản là một trong những quốc gia rất phát triển trong lĩnh vực Dược phẩm. Chính vì vậy, người Nhật có cơ hội tiếp cận và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Cách để người Nhật bảo vệ tim mạch và phòng đột quỵ đó là thường xuyên bổ sung các thực phẩm như Nattokinase, Krill Oil, và thực phẩm hỗ trợ tim mạch,... Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát các nguy cơ mắc bệnh.
Các loại thực phẩm phòng ngừa đột quỵ của Nhật Bản
1/ Krill Oil Eikenbi Super Omega 3
- Quy cách: 60 viên
Dầu nhuyễn thể Krill Oil là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào. Với những người ít ăn cá, hoặc có cholesterol cao, huyết áp cao, bổ sung omega 3 có thể mang lại lợi ích tuyệt vời.
Dầu nhuyễn thể còn chứa chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ mạch máu, cải thiện lưu thông máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.
Bổ sung Krill Oil còn tốt cho trí não, thị lực, khớp xương,...
2/ Viên uống Lumbrokinase EX
- Quy cách: 60 viên
Lumbrokinase EX có công thức độc đáo giúp làm tan huyết khối, lưu thông máu tốt, giúp ngăn ngừa đột quỵ. Thực phẩm bổ sung cực kỳ tốt cho người có tình trạng tiểu cầu kết dính, dễ có cục máu đông, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao…
Viên uống được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên lành tính, và sản xuất bởi thương hiệu dược phẩm Eikenbi được nhiều người tin dùng.
3/ Nattokinase 2000FU Orihiro
Nattokinase 2000FU và Nattokinase 4000FU của Orihiro chiết xuất từ đậu tương lên men. Món ăn quen thuộc của người Nhật Bản, nhưng có mùi vị không dễ chịu lắm, vì vậy, viên uống Nattokinase vẫn được chuộng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, Nattokinase có chứa các hợp chất tự nhiên chống đông máu, lưu thông máu tốt, hỗ trợ bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ.
Nattokinase an toàn, không độc tính, lại bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Cách xử trí khi gặp người bị đột quỵ
Nhận biết dấu hiệu người bị đột quỵ: Quy tắc F.A.S.T
- Face (mặt): Khi cười bị méo một bên có thể là dấu hiệu của đột quỵ
- Arms (tay): Yêu cầu họ giơ 2 tay lên cao, nếu 1 tay không nhấc lên được, hoặc bị rơi xuống
- Speech (nói): Nếu họ nói lắp, hoặc các câu chữ không rành mạch, khó hiểu
- Time (thời gian): Ngay lập tức gọi cấp cứu nếu có những dấu hiệu trên.
Cách xử trí:
- Gọi cấp cứu
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên và đầu hơi cao để tránh áp lực lên não.
- Tuyệt đối không di chuyển, không rung lắc, không hốt hoảng la hét ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân
- Không tự ý cho uống thuốc hoặc ăn/uống gì
- Quan sát và theo dõi tình trạng triệu chứng: Nếu ngưng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo (nếu hiểu rõ kỹ thuật này).
- Chờ xe cấp cứu đến, không tự ý dùng phương tiện cá nhân để đưa đi cấp cứu, trừ khi không thể gọi
Người bị đột quỵ có thể được cứu sống và ít biến chứng nếu được phát hiện và điều trị sớm, để càng lâu, trị liệu càng khó khăn và di chứng nặng nề. Vì vậy, điều quan trọng là phải gọi cấp cứu ngay lập tức khi có dấu hiệu đột quỵ.
Phòng đột quỵ và bệnh tim mạch đòi hỏi cả quá trình dài thực hiện dinh dưỡng lành mạnh, lối sống tích cực, vận động phù hợp. Mong rằng với những chia sẻ cách phòng ngừa đột quỵ của người Nhật Bản sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn thêm về các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ, mời bạn liên hệ hotline của chúng tôi.
Tác giả: Võ Quỳnh Như
Kiểm duyệt nội dung
0 Bình luận bài viết
Gửi đánh giá của bạn