Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bạn nên biết
Nếu chỉ số đường huyết luôn ở mức cao, không được kiểm soát đúng cách thì bệnh nhân tiểu đường sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng về tim mạch, thận, hệ thần kinh, võng mạc,... Người bị tiểu đường nhất định phải biết các biến chứng nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe
Khái quát về bệnh tiểu đường
Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một căn bệnh cực kỳ phổ biến trong xã hội hiện đại. Tiểu đường được hiểu đơn giản là bệnh do cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Hormone Insulin được tuyến tụy sản xuất để chuyển hóa đường (glucose) thành năng lượng. Người bị tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao, điều này có thể gây ra rất nhiều bất ổn cho sức khỏe.
Có 3 loại tiểu đường chính:
- Tiểu đường type 1: Là tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin, thường là do bất thường ở tuyến tụy.
- Tiểu đường type 2: Loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm hơn 80%. Nguyên nhân là do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả.
- Tiểu đường type 2 do lối sống, dinh dưỡng, thừa cân béo phì, do di truyền,...
- Tiểu đường thai kỳ: Chỉ xuất hiện ở giai đoạn mang thai, cũng do cơ thể dùng insulin không hiệu quả. Tuy nhiên, những người từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2 về sau này.
Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường
Khát nước bất thường: Người bệnh khát nước liên tục, kể cả lúc đã uống nhiều nước
- Đi tiểu nhiều lần: Thông thường số lần tiểu mỗi ngày giao động 6-8 lần. Nếu mỗi ngày đi tiểu nhiều hơn 10 lần, hoặc phải thường xuyên đi tiểu đêm, đó có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Người luôn mệt mỏi, kiệt sức: Điều này do insulin không chuyển hóa đường thành năng lượng, cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, buồn ngủ
- Sụt cân bất thường: Người bị tiểu đường sử dụng glucose không hiệu quả nên bị sụt cân liên tục dù ăn uống bình thường.
- Vết thương, vết lở loét lâu lành: Các vết thương ngoài da lâu lành hơn, và nguy cơ bị nhiễm trùng cao
- Giảm thị lực: Lượng đường cao trong máu làm thay đổi thủy tinh thể trong mắt. Chính vì vậy, người bị tiểu đường tầm nhìn bị giảm, nhìn mờ.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng: Đó có thể là nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu,....
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nếu không kiểm soát được đường huyết (Lượng đường trong máu luôn ở mức cao), thì có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường.
Biến chứng bệnh tim
Đường trong máu cao khiến cho các mạch máu bị tổn thương, mất độ co giãn, đàn hồi. Trong khi đó, tim cần hoạt động mạnh mẽ hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, nên nguy cơ gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành.
Thường bệnh nhân tiểu đường nhiều năm sẽ không tránh khỏi biến chứng này, và để lại hậu quả rất nặng nề. Đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.
Suy giảm chức năng thận - biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường
Thận có vai trò thải độc tố và bài tiết qua nước tiểu. Trong thận có chứa rất nhiều mao mạch nhỏ để làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, khi lượng đường huyết cao, các mạch máu bị tổn thương, khiến cho thận làm việc không hiệu quả, hoặc suy giảm chức năng. Lâu dần khiến người bệnh bị phù tay chân, mặt do tích nước, mệt mỏi, buồn nôn, hoặc hơi thở có mùi amoniac…
Vì vậy, hãy sớm kiểm soát và ổn định chỉ số đường huyết để phòng tránh biến chứng này nhé!
Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với võng mạc
Người bị tiểu đường nhiều năm thường sẽ có triệu chứng là mờ mắt, thị lực suy giảm dần, và có thể trở nên mù lòa đột ngột khi bị nặng. Đó là do sự tổn thương của các mạch máu bên trong võng mạc mắt, làm tăng sinh những đốm xuất huyết hoặc gây phù nề võng mạc. Người bệnh ban đầu thấy thị lực suy giảm ban đêm, nhìn mờ hoặc có những đốm dọc đen trong hình ảnh,...
Rối loạn thần kinh
Một trong những biến chứng tiểu đường tuýp 2 khá rõ rệt đó là có những vấn đề về rối loạn thần kinh.
- Hệ thần kinh ngoại biên: Gây ra những triệu chứng như run tay, tê tay, tê chân, khó cầm nắm, hoặc mất cảm giác
- Hệ thần kinh thực vật: Bệnh nhân tiểu đường thể nặng thường sẽ có những biểu hiện rõ:
- Bảng quang: Không tự chủ, tiểu rắt, tiểu bí, khó tiểu, nhiễm trùng đường tiểu
- Hệ sinh dục: Rối loạn cương dương (ở nam) hoặc khô #âm đạo (ở nữ).
- Ở tim mạch: Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp đột ngột, có thể gây chóng mặt, thâm chí ngất xỉu
- Ở dạ dày, ruột: Gây nên sự rối loạn chức năng ruột và dạ dày, xuất hiện các chứng đầy hơi, khó tiêu,...
- Não bộ: Suy giảm chức năng não, trí nhớ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, lú lẫn,..
Đối với da
Đường huyết cao khiến cho hệ thống mạch máu và hệ thần kinh bị tổn thương. Chính vì vậy, rất dễ gặp các biến chứng về da như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, các vết thương, vết loét ngoài da (thường ở chân) lâu lành, một số trường hợp gây ngứa ngáy, khó chịu, hoặc có thể gây hoại tử.
Suy giảm miễn dịch
Bệnh tiểu đường làm giảm miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ tế bào trước các tác nhân virus, vi khuẩn,... => tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, một số biến chứng khác như tình trạng Ketoacidosis gây hôn mê, thậm chí tử vong,...
Có cách nào kiểm soát và ổn định đường huyết không?
Kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu là vấn đề cực kỳ quan trọng để giúp bệnh nhân tiểu đường phòng tránh được các biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo các cách như:
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose, từ đó, làm giảm đường huyết một cách hiệu quả. Đồng thời tập thể dục còn giúp làm tăng độ nhạy insulin.
Người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập. Đặc biệt, tránh tập quá lâu hoặc quá cường độ gây hạ đường huyết.
Bệnh nhân có thể tập nhưng môn như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe, hoặc thể dục nhịp điệu. Luôn theo dõi và lắng nghe cơ thể, không quá sức. Tần suất tập phù hợp thường là 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả nhất, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm ngọt như bánh kẹo, chè, nước ngọt có gas,...
Ưu tiên chọn các thực phẩm carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt
Nên chia ra nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no làm tăng đường huyết đột ngột
Luôn bổ sung các thực phẩm tự nhiên giàu xơ mỗi ngày, vì chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Thực phẩm đó là rau xanh, ngũ cốc và các loại đậu,..
Bệnh nhân tiểu đường cũng cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, cholesterol, thay vào đó là các chất béo tốt từ dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá, dầu các loại hạt.
Loại bỏ rượu và thuốc lá
Rượu, thuốc lá là nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa và hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác. Đối với người bị tiểu đường, bỏ rượu và thuốc lá giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Kiểm tra đường huyết giúp bạn kịp thời phát triển và điều chỉnh lại chế độ ăn uống vận động. Nên duy trì mức đường huyết ở trong ngưỡng bình thường và ổn định, tránh tăng cao đường huyết gây biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, bạn nên đo đường huyết trước và sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
Tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ
Thuốc kê đơn của bác sĩ thường để kiểm soát đường huyết hoặc insulin. Chúng sẽ rất quan trọng để giúp kiểm soát bệnh, làm giảm nguy cơ biến chứng. Tuân thủ liều lượng, thời điểm uống,.. theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Kiểm soát cân nặng
Giữ chỉ số BMI chuẩn có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường ở người già, và các bệnh khác. Vì vậy, hãy luôn kiểm soát cân nặng ở ngưỡng chuẩn theo độ tuổi, giới tính.
Tránh để béo phì, thừa cân bằng cách giảm bớt calo và chất béo.
Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc
Khi căng thẳng, đường huyết có thể tăng, vì vậy, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh xa stress.
Thư giãn bằng cách hít thở sâu, thiền hay yoga đều có hiệu quả rất tốt.
Ngủ đủ giấc 7-9 giờ/đêm. Giữ giấc ngủ ngon rất quan trọng, vì thiếu ngủ hay mất ngủ có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
Khám sức khỏe định kỳ
Người bị tiểu đường nên chú ý khám sức khỏe thường xuyên. Ngoài kiểm tra đường huyết, cần kiểm tra các chức năng tim, thận, võng mạc,.. để có kế hoạch điều trị nếu cần.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Hiện nay, có các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe cho người bị tiểu đường. Đó có thể là những sản phẩm từ thảo dược kiểm soát đường huyết, hoặc thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh phục hồi sức khỏe.
Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng đối với người bị tiểu đường tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số thực phẩm bổ sung tốt cho người tiểu đường
1/ Sữa Glucerna 850g
-Xuất xứ: Úc
-Đối tượng sử dụng: Người bị tiểu đường
Sữa Glucerna cung cấp các dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người tiểu đường. Đặc biệt, sữa bột này không gây tăng đường huyết nhiều, hương vị vani thơm ngon, dễ uống.
Người bị tiểu đường thường ăn uống kiêng khem, nên nguy cơ thiếu chất và suy giảm sức khỏe. Việc bổ sung sữa Glucerna cũng là một cách để nâng cao thể lực, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Thành phần dưỡng chất: Ngoài các loại vitamin A, B, C, D, sữa còn bổ sung omega 3, chất xơ, carbonhydrate (giải phóng chậm), inositol cải thiện insulin,...
Sữa cho người tiểu đường của Úc Glucerna đã được ưa chuộng trên thị trường và nhiều phản hồi tốt.
Cách dùng: Pha 5 muỗng vào ly nước 200ml, khuấy đều rồi uống.
2/ Viên uống cân bằng đường huyết Cinsulin Trunature
- Xuất xứ: Mỹ
- Quy cách: 200 viên
- Liều dùng: Ngày 2 viên
Cinsulin Trunature có thành phần là bột quế, đã được chứng minh là có hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho người bị tiểu đường, nhờ đó, ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, và được điều chế an toàn trên quy trình hiện đại.
Viên uống Cinsulin đã nhận được rất nhiều review 5 sao trên Amazon.
3/ Viên uống tiểu đường Medsulin Gold JpanWell
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Quy cách: 60 viên
- Liều dùng: 2 viên/ngày
Viên uống Medsulin Gold được điều chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như mướp đắng, dâu tằm, kế sữa, nấm bào ngư, Coq10, vitamin B cùng một số thành phần khác, đã được chứng minh là có thể kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa sự tăng vọt đường huyết đột ngột, giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
Thành phần an toàn cùng công nghệ điều chế hiện đại giúp cho Medsulin Gold được đông đảo người dân nội địa sử dụng. Hiện nay, thuốc cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam và nhiều nước trên Thế giới.
4/ Viên đặc trị tiểu đường Actos Tablet
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Quy cách: Hộp 100 viên
- Liều dùng: 1-2 viên sau ăn sáng, không uống sau giờ trưa
Actos Tablet là thuốc kê tại các bệnh viện tại Nhật dành cho người bệnh tiểu đường. Thuốc vừa kiểm soát đường huyết, vừa giúp tăng insulin, tăng cường chuyển hóa glucose. Sản phẩm hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, được đánh giá rất cao về hiệu quả mang lại.
Thuốc nội địa Nhật đã có tại nhà thuốc hoặc những nơi uy tín.
5/ Blackmores Sugar Balance
- Xuất xứ: Úc
- Quy cách: 90 viên
- Liều dùng: Ngày 3 viên, chia 3 lần
Sugar Balance được nghiên cứu bởi các bác sĩ và chuyên gia người Úc. Với thành phần là các khoáng chất và hợp chất có tác dụng kiểm soát đường huyết, ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Viên uống nhỏ, không chứa phụ gia độc hại, yên tâm khi dùng.
6/ Thuốc hỗ trợ trị tiểu đường Tokaijyo
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Quy cách: 170 viên, 370 viên
- Liều dùng: Ngày 3-5 lần, mỗi lần 3-5 viên
Tokaijyo là thuốc tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Với công thức từ thảo dược: mạch môn, sắn dây, cam thảo, cà rốt, địa hoàng,... ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Sản phẩm được ưa chuộng tại Nhật và mang lại hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ
Viên nang nhỏ dễ nuốt, không gây độc hại.
7/ Nature Made Diabetes Health
- Xuất xứ: Mỹ
- Quy cách: 60 gói
- Liều dùng: Ngày 1 gói sau ăn sáng
Nature Made Diabetes Health là công thức bổ sung dinh dưỡng, vitamin khoáng chất, omega 3, lutein,... giúp tăng cường sức khỏe cho người bị tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng đến tim mạch, mắt, hệ miễn dịch,...
Sản phẩm có từ lâu năm và đã được ưa chuộng tại Mỹ, đánh giá 5* trên Amazon cũng như được bác sĩ khuyên dùng.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy luôn thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên để kiểm soát đường huyết, và luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Tác giả: Võ Quỳnh Như
Kiểm duyệt nội dung
0 Bình luận bài viết
Gửi đánh giá của bạn