0935.020.770

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

Tại sao lại bị nứt đầu ti? Cách trị nứt đầu ti?

Phan Thanh Tú 1440 lượt xem

    Nứt đầu ti là nỗi ám ánh với hầu hết các bà mẹ bỉm sữa khi cho con bú. Vậy tại sao lại bị nứt đầu ti? Và đâu là cách trị nứt đầu ti sau sinh hiệu quả? Hay kem trị nứt đầu ti loại nào tốt? Xem tiếp để có lời giải đáp nhé.

    Tại sao lại bị nứt đầu ti?

    Nứt cổ gà (nứt đầu ti) là gì? Đây là hiện tượng chân núm vú bị đỏ tấy, khô sần, nứt nẻ gây chảy máu khiến mẹ đau rát khi cho con bú. Ban đầu là vết cắt nhỏ trên đầu núm, sau có thể lan dài quanh chân núm.

    Khi vết loét hình thành, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đầu ti gây nhiễm trùng sưng mủ và thâm núm.

    Vấn đề này dễ gây căng thẳng cho mẹ, làm ức chế sự tiết sữa và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

    Tại sao lại bị nứt đầu ti? Nứt cổ gà - nứt đầu ti hay gặp ở các mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do các mẹ cho con bú không đúng cách, bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt phần núm, mỗi lần bé mút núm sẽ bị kéo giật mạnh và lâu ngày gây ra các vết nứt ở phần đầu ti.

    Một nguyên nhân nữa là do khi bú bé sử dụng lưỡi để đều chỉnh dòng sữa, núm bị nghiền giữa lưỡi và vòm khiến đầu vú bị tổn thương. Bé quen bú bình chuyển qua bú mẹ, sẽ tạo ra lực ma sát gây nứt cổ gà.

    • Hút sữa không đúng cách: Vắt sữa bằng máy ở cấp độ quá mạnh có thể làm tổn thương nám vú.
    • Căng sữa - tắc tia sữa: Sữa về nhiều không bú hết hoặc bị tắc tuyến sữa cũng làm tổn thương vú.
    • Co thắt mạch máu: Co thắt mạch máu làm giảm lưu thông máu tại vú, dễ gây ra vấn đề ở núm.
    • Bé bị tưa miệng: Vệ sinh miệng bé chưa sạch khiến vi khuẩn truyền sang ti gây tổn thương vú.
    • Da khô: Do phần da ở núm bị khô, lâu ngày có thể bị nứt hoặc chảy máu, gây ngứa và đau rát.

    Bị nứt cổ gà có nên cho con bú?

    Các mẹ vẫn có thể cho con bú được bình thường nếu các vết nứt nẻ ở phần đầu ti không quá sâu và lớn.

    Cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao? Nếu mẹ bị nứt cổ gà ở 2 bên đầu ti thì tốt nhất nên vắt sữa và cho con bú bình, vừa đảm bảo bé vẫn bú sữa mẹ vừa giúp mẹ nhanh chữa lành vết thương. Nếu mẹ bị nứt cổ gà một bên, thì cho bé bú 1 bên ti, bên còn lại nhanh chóng điều trị để giảm tổn thương và núm hết nứt.

    Nứt cổ gà bao lâu thì khỏi?

    Hầu hết cơn đau rát ở đầu núm do nứt cổ gà sẽ được cải thiện sau 7-10 ngày, nhẹ không cần phải điều trị.

    Các mẹ cần cải thiện lại tư thế con bú cho đúng để giảm tái phát nứt đầu ti. Tốt nhất mẹ nên dựa vào thành giường hoặc ngồi ghế thoải mái, sau đó trợ giúp bé ngậm khớp vú đúng theo các bước dưới đây:

    • Bé bú bầu ngực bên nào thì dùng tay cùng phía đó để đỡ bé nằm thẳng.
    • Cho bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực, mặt bé chạm ngực mẹ.
    • Đưa đỉnh ti chạm môi trến của bé, bé sẵn sàng để bú sẽ há miệng rộng.
    • Đặt môi dưới của bé vào mép dưới quần vú, cho bé ngậm từ môi dưới.
    • Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu.

    Luôn vệ sinh sạch sẽ phần núm vú bằng nước (tránh bôi trực tiếp xà phòng) là tất cả những gì cần thiết.

    Các mẹ cũng có thể sử dụng núm trợ ti để hỗ trợ con bú, như giải pháp tạm thời để giảm đau rát cho mẹ.

    Cách trị nứt đầu ti sau sinh?

    • Dùng chính sữa mẹ

    Đầu tiên nếu được nên hạn chế cho con bú trực tiếp đầu ti bị tổn thương, để có thời gian giúp vết nứt nhanh lành. Dùng một ít sữa mẹ thoa lên núm vú và để khô, sữa mẹ giúp kháng khuẩn và dịu vết thương.

    • Dầu dừa - mật ong

    Dầu dừa giúp làm lành vết thương nhanh và dưỡng ẩm vượt trội. Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên giúp chữa lành vết thương. Chỉ cần thoa một lớp dầu dừa hoặc mật ong lên đầu ti, giảm nứt nẻ hiệu quả.

    • Lá rau mồng tơi

    Giã mát lá mồng tới cùng với một ít muối hạt, đắp lên đầu ti ngày 3 lần, các vết nứt nẻ sẽ rất nhanh lành.

    • Nước muối sinh lý

    Thoa dung dịch nước muối sinh lý lên núm, để vậy khoảng 10 phút. Trước khi con bú nên lau sạch đầu ti.

    • Sử dụng gạc lạnh

    Mẹ nên sử dụng gạc lạnh dán lên đầu ti để giữ không bị khô, giúp giảm đau - giảm ngứa và viêm nhiễm.

    • Kem bôi điều trị

    Bên cạnh các phương pháp tự nhiên ở trên, cmẹ có thể sử dụng thuốc điều trị chuyên dụng dạng kem bôi.

    Kem trị nứt đầu ti loại nào tốt?

    Kem trị nứt đầu ti Medela Purelan Lanolin Cream là sản phẩm của Thụy Sĩ (thương hiệu Medela). Được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn, áp dụng công nghệ hiện đại nên chất lượng luôn được đảm bảo tốt.

    Nguyên liệu 100% từ thiên nhiên (mỡ cừu) và KHÔNG: hóa chất hay phụ gia nên tuyệt đối an toàn cho vùng da nhạy cảm của mẹ và sức khỏe của bé. Thiết kế dạng kem bôi (tuýp 7g và 37g) tiện lợi khi dùng.

    >>> Kem trị nứt đầu ti Medela Purelan review <<<

    Medela Purelan Lanolin Cream được làm từ mỡ cừu (lanolin). Có công dụng giúp điều trị nứt nẻ (chảy máu) đầu ti ở mẹ trong giai đoạn cho con bú. Còn bổ sung lại chất nhờn đã mất đi khi cho con bú giúp da căng bóng.

    Duy trì đủ độ ẩm để vùng da luôn mềm mại, không bị khô. Và giúp tăng độ đàn hồi tự nhiên cho da.

    Kem còn chống thấm sữa giúp đầu ti luôn khô ráo, làm giảm tình trạng đau rát và làm dịu da ở đầu ti.

    Có thể dùng kem trị nứt đầu ti Medela để giảm khô má, nứt môi, nẻ mũi,… vào mùa đông lạnh cho bé.

    Cách dùng kem trị nứt đầu ti Medela đơn giản. Sau khi vệ sinh núm vú, lấy một lượng kem bôi lên da và để khô. Không cần vệ sinh lại đầu ti khi cho con bú. Hạn chế tiếp xúc nước vì làm giảm tác dụng kem.

    Có thể sử dụng mỗi ngày. Dùng xong đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ánh nắng.

    Trên đây là giải đáp tại sao lại bị nứt đầu ti và cách trị nứt đầu ti hiệu quả. Để điều trị nhanh chóng các mẹ nên dùng Medela Purelan Lanolin Cream. Đặt hàng tại: hangngoainhap.com.vn - 0935412179 (zalo).

    TuDHP

    Tác giả: Phan Thanh Tú

    Kiểm duyệt nội dung

    0 Bình luận bài viết

    Chọn đánh giá của bạn