Mách mẹ 9 cách trị sổ mũi cho trẻ tại nhà hiệu quả, ít ai biết
Trẻ càng nhỏ, sức đề kháng càng yếu, vì thế rất dễ mắc bênh, đặc biệt các bệnh liên quan đến hô hấp như ho, sổ mũi, cảm lạnh... khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng, cần quan sát kỹ các biểu hiện của con, nắm được nguyên nhân gây bệnh để trị sổ mũi cho con kịp thời.
Dưới đây là 9 cách trị sổ mũi cho trẻ ở nhà hiệu quả ít ai biết, mẹ có thể áp dụng cho con khi bị cảm cúm, cảm lạnh:
1. Nước muối sinh lý
Nhiều mẹ chỉ dùng nước muối sinh lý khi bé có biểu hiện khụt khịt, thế nhưng mẹ nên làm việc này hàng ngày, bởi nó vệ sinh mũi bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa sổ mũi. Nước muối có khả năng làm loãng chất nhờn giúp bé dễ chịu hơn.
Khi bé bị nhiều nước mũi, sau khi nhỏ, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy. Phương pháp điều trị đơn giản này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
2. Dùng hành hoa
Đây là nguyên liệu có sẵn trong mọi nhà. Cách làm cũng rất đơn giản: Lấy lá hành hoa bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh.
Khi nào lá hành này khô thì thay mảnh khác. Các mẹ lưu ý nên chọn loại hành cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả.
3. Dùng gừng – mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)
Đây là phương pháp dân gian được nhiều nhà áp dụng. Trước hết, bạn nên lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm, sau đó bỏ một muỗng mật ong khuấy đều. Mỗi lần bạn cho cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.
4. Uống trà gừng
Khi trẻ bị sổ mũi, me có thể pha cho trẻ 1 tách trà với một ít gừng. Nếu sợ vị gừng hơi vay, mẹ có thể cho thêm một chút xíu mật ong để bé dễ uống hơn. Cách làm này nên áp dụng với trẻ trên 1 tuổi.
5. Uống nhiều chất lỏng
Mẹ nên cho bé uống nhiều chất lỏng như bú mẹ nhiều cữ hơn, uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng... Hơi nước sẽ giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.
6. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ
Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé. Hành động này có thể khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt.
7. Tinh dầu tràm
Sau khi đi tắm hoặc trước khi đi ngủ, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Ngoài ra, mẹ có thể đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.
8. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là một cách trị sổ mũi cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Hơi nước ấm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, giúp bé dễ xì mũi hơn hoặc mẹ cũng dễ vệ sinh mũi bằng dụng cụ hút mũi hơn.
9. Thuốc ho cảm tinh chất tự nhiên
Các bé thường rất nhạy cảm với các loại thuốc hay siro ho, vì vậy mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thuốc cho con. Sản phẩm siro ho cảm Ích Nhi là thực phẩm! Siro ho cảm thảo dược Ích Nhi được chiết xuất từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như: húng chanh, gừng, tắc, mạch môn, đường phèn... Các thành phần này đều lành tính và có độ an toàn rất cao, ít gây các kích ứng cho người dùng đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ nên đưa bé đi khám trong các trường hợp sau:
- Chảy nước mũi kèm với sốt cao trong hơn 2 ngày.
- Bé bị ớn lạnh, đau nhức cơ thể, sốt, nôn mửa và tiêu chảy.
- Mẹ nghi ngờ bé bị sổ mũi do vật lạ kẹt trong mũi.
- Bé bị sổ mũi do dị ứng.
Với những cách trị sổ mũi cho trẻ tại nhà này mẹ sẽ không còn phải lo lắng khi con bị ngạt mũi, khó thở, mất ngủ... nữa. Chúc bé nhanh khỏi bệnh, mau ăn chóng lớn nhé!
Tác giả: Phạm Ngọc Hoàng
Kiểm duyệt nội dung
0 Bình luận bài viết
Gửi đánh giá của bạn