0935.020.770

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

10 bệnh thường gặp về mắt và cách điều trị

Phạm Ngọc Hoàng 4205 lượt xem

     Những bệnh thường gặp về mắt và cách điều trị



    Thế giới xung quanh có muôn hình vạn trạng mà ta có thể nhận diện được, đó chính là nhờ công lao của đôi mắt. Đôi mắt không chỉ giúp ta nhận thấy được sự vật xung quanh mà nó còn là “ cửa sổ của tâm hồn”. Nhưng khi đôi mắt bị tổn thương, cho dù là nặng hay nhẹ đều cần được điều trị tích cực, nhằm hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nhận diện những bệnh thường gặp về mắt sau đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, và có thể điều trị, từ đó giúp duy trì và bảo vệ đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe.

    Cùng điểm danh 10 bệnh thường gặp về mắt sau đây và cách điều trị của chúng:


    1/ Tật khúc xạ


    Các tia sáng khi đi qua hệ thống quang học của mắt, bao gồm giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính, sẽ đều được tập trung lên võng mạc. Nếu hệ thống quang học này bị thay đổi, khiến tia sáng không được truyền đi như đúng ban đầu, kết quả là hình ảnh không rõ ràng, bị mờ, đậy gọi là tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị và lão thị.  Vậy tật khúc xạ là các rối loạn trong quá trình khúc xạ ánh sáng, tuy nhiên lại thường được chúng ta xem như một bệnh thường gặp ở mắt.

     

    2/ Đục dịch kính


    Vẩn đục dịch kính, hay còn gọi là hiện tượng ruồi bay (eye floaters), là tình trạng xuất hiện các đốm, vệt nhỏ lơ lửng trong tầm nhìn. Đục dịch kính có thể chỉ là tình trạng sinh lý bình thường, do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bong võng mạc. Trong những trường hợp này, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải.

     

    3/ Chứng khô mắt


    Khô mắt là một chứng bệnh thường gặp, xảy ra khi tuyến nước mắt không thể tạo ra đủ nước để làm ẩm nhãn cầu, hay nước mắt bốc hơi quá nhanh. Hiện nay, khô mắt không những gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ tuổi, do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm môi trường, tiếp xúc thường xuyên với màn hình tivi, máy tính, điện thoại, hay môi trường làm việc khô nóng… Khô mắt có thể gây cảm giác khó chịu, gây ngứa, rát hốc mắt, tuy nhiên rất hiếm khi nó gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.

     

    4/ Đục thủy tinh thể (cườm khô)


    Thủy tinh thể vốn là một môi trường trong suốt, có nhiệm vụ điều tiết ánh sáng xuyên qua và hiển thị lên trên võng mạc. Đục thủy tinh thể là tình trạng xảy ra khi những phân tử protein tích tụ lại với nhau thành từng đám, làm thay đổi đường truyền của tia sáng. Cho kết quả là hình ảnh thu được không rõ nét, giống như nhìn qua tấm kính mờ đầy sương. Đục thủy tinh thể thường diễn tiến tương đối chậm, ít khi làm xuất hiện triệu chứng, nếu thị lực bị suy giảm một cách nghiêm trọng, người bệnh sẽ được cân nhắc làm phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

     

    5/ Bệnh Glocom (cườm nước, tăng nhãn áp)


    Bạn hãy thử tưởng tượng, áp lực khi bơm hơi vào quả bóng, nếu bơm quá căng bóng sẽ bị nổ. Áp lực trong mắt cũng như vậy, tuy nó không thể làm “nổ” mắt của bạn, nhưng nó chèn ép, làm tổn thương những dây thần kinh thị giác, gây nên bệnh glocom.

    Tùy theo từng dạng tăng nhãn áp mà các triệu chứng có thể diễn ra âm thầm, tiến triển dần qua thời gian, hay đột ngột bùng phát khiến thị lực bị suy giảm, kèm theo đau đầu và nhức hốc mắt. Hiện nay để điều trị bệnh glocom, chủ yếu là dùng thuốc theo toa của bác sĩ, trong các trường hợp nặng có thể được cân nhắc để phẫu thuật.

     

    6/ Viêm màng bồ đào


    Viêm màng bồ đào là viêm lớp giữa của mắt bao gồm mống mắt, thể mi, màng mạch. Màng bồ đào chính là nơi có nhiều các mao mạch, cung cấp dinh dưỡng và oxy đi nuôi bộ phận khác của mắt. Do vậy mà khi màng bồ đào bị viêm, sẽ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, làm xuất hiện những biến chứng như đục thủy tinh thể, bong võng mạc…

     

    7/ Đau mắt đỏ hay còn gọi viêm kết mạc


    Đau mắt đỏ, còn gọi là viêm giác mạc, có thể làm xuất hiện những dấu hiệu như mẩn đỏ, ngứa, rát, chảy nước mắt… do vi khuẩn và virus. Bệnh thường khởi phát theo mùa, lây qua đường hô hấp tạo thành dịch, bệnh thường tiến triển một mắt rồi lây lan sang mắt còn lại.

    Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm, nó có thể được kiểm soát rất tốt với thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và chống viêm corticoid. Nhưng người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị, mà nên dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

     

    8/ Rối loạn võng mạc


    Võng mạc là màng mỏng nằm bên trong cùng của mắt, có nhiệm vụ chuyển tín hiệu hình ảnh thu thập được lên não bộ nhờ thông qua dây thần kinh thị giác. Rối loạn võng mạc sẽ làm gián đoạn các quá trình hoạt động bình thường này của võng mạc và như thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc do đái tháo đường, rách hay bong võng mạc.

    Những bệnh liên quan đến rối loạn võng mạc đều rất nguy hiểm, nên cần điều trị cấp cứu y tế, nếu không có thể dẫn đến mù lòa rất nhanh.

     

    9/ Bệnh của giác mạc


    Giác mạc giống như cửa sổ của ngôi nhà, giúp tập trung ánh sáng đến những bộ phận bên trong mắt, đồng thời thực hiện có chức năng bảo vệ mắt khỏi khói bụi và vi khuẩn. Bệnh tật, nhiễm trùng hay chấn thương và tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây hỏng giác mạc, gây đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đớn và giảm thị lực. Điều trị bao gồm dùng kính mắt bảo vệ, thuốc nhỏ theo toa của bác sĩ, hay phẫu thuật trong các trường hợp nặng.

     

    10/ Bệnh của mí mắt


    Mí mắt có chức năng bảo vệ mắt, làm nước mắt lan trên bề mặt nhãn cầu và giới hạn số lượng ánh sáng có thể đi vào sâu bên trong mắt. Đau, ngứa, hay chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng là các triệu chứng phổ biến của những vấn đề về mí mắt bao gồm viêm bờ mì, mí mắt rủ và co giật mí mắt… Bệnh của mí mắt thường được điều trị bằng cách vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

     

    bossHNN

    Tác giả: Phạm Ngọc Hoàng

    Kiểm duyệt nội dung

    0 Bình luận bài viết

    Chọn đánh giá của bạn